Single Blog

Thực đơn cho bé bắt đầu ăn dặm theo gợi ý của chuyên gia

Thời điểm nào nên xây dựng thực đơn cho bé bắt đầu ăn dặm?

Như các chuyên gia đã khuyến cáo, trong 6 tháng đầu đời, trẻ sơ sinh nên được bú mẹ hoàn toàn để tận dụng tối ưu nguồn dinh dưỡng có trong sữa mẹ. Thời điểm thích hợp để nghĩ đến việc cho bé bắt đầu ăn dặm là bước sang tháng thứ 6, khi các cơ quan tiêu hóa trên cơ thể bé đã dần hoàn thiện. Việc cho bé ăn dặm quá sớm hay quá trễ đều có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ sơ sinh.

Sau 6 tháng, trẻ đã có thể bắt đầu ăn dặm (Ảnh minh họa).

Mẹ có thể bắt đầu tập cho bé ăn dặm khi bé có những dấu hiệu như: Miệng bé hay nhai nhót nhép lúc rãnh rỗi; bé tỏ ra thích thú và đùn lưỡi liên tục khi thấy người lớn ăn; bé đã bắt đầu ngồi vững; bé bú nhiều hơn bình thường và giấc ngủ thường bị ngắt quãng do bé thức dậy đòi bú.

Nguyên tắc chung khi bắt đầu cho bé ăn dặm

Khi bắt đầu cho bé ăn dặm, mẹ nên biết rằng bữa ăn dặm chỉ là bữa phụ, bữa chính vẫn là sữa mẹ cho đến khi bé được 12 tháng tuổi.

Bắt đầu ăn dặm nghĩa là giai đoạn bé làm quen với những món ăn mới khác sữa mẹ. Do đó, mẹ nên bắt đầu từ từ, từng ít một, từ ít đến nhiều, bắt đầu với những loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa. Mỗi lần cho bé ăn nên cho bé ăn 1 loại thực phẩm. Xay nhuyễn và pha loãng với sữa hoặc cháo trắng để bé tập quen dần. Ăn từ loãng đến đặc, từ ngọt đến mặn, từ mềm đến cứng tùy thuộc vào cơ địa cũng như sự phát triển của trẻ.

Ăn dặm vẫn chỉ là những bữa phụ, theo đó mẹ chỉ nên “tập cho bé ăn” chứ không phải là “ép bé ăn”. Không nên bắt bé ăn quá nhiều. Có thể bắt đầu từ 1 bữa/ngày, tăng dần lên theo số tuổi và nhu cầu ăn uống của bé.

Khi cho bé ăn dặm mẹ nên chọn mua các loại thực phẩm tươi ngon. Đảm bảo vệ sinh ăn toàn thực phẩm. Trong khâu chế biến nên chú trọng “ăn chín nấu sôi”, hạn chế các loại gia vì vì sẽ làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé. Rửa sạch tay của mẹ và bé trước khi ăn để hạn chế vi khuẩn xâm nhập.

Khi xây dựng thực đơn cho bé bắt đầu ăn dặm nên đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé, kết hợp đủ 4 nhóm thực phẩm: chất đạm, chất béo, chất bột đường cùng vitamin và khoáng chất theo thứ tự sau: ngũ cốc, bắt đầu từ cháo trắng nghiền nhỏ; rau, quả nghiền, rây nhỏ; cá, thịt, tôm, trứng, đậu phụ nghiền nhuyễn, xay nhỏ. Thực đơn hằng ngày nên phong phú, đa dạng để tạo cho bé hứng thú với việc ăn uống, tránh hiện tượng “chán ăn”, “sợ ăn”.

Chú trọng cách xây dựng thực đơn cho bé bắt đầu ăn dặm đa dạng món và đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng (Ảnh minh họa).

Khi bắt đầu cho bé ăn dặm một món mới, mẹ nên tập bé ăn trong 3 – 4 ngày để nhận biết khẩu vị cho bé. Giúp bé phân biệt mùi vị yêu thích của mình cũng như nhận biết những món kích ứng với cơ địa bé. Luôn để mắt đến bé trong suốt quá trình ăn để kịp thời phát hiện những dấu hiệu lạ.

Cho bé bú sữa mẹ đồng thời với việc ăn dặm. Chú trọng bổ sung canxi cho bé để hạn chế tình trạng bé ăn thức ăn lạ sẽ bị tiêu chảy và suy dinh dưỡng.

Khi trẻ đã cứng cáp, để bé phát triển tốt về mặt thể chất, tinh thần cũng như kĩ năng vận động mẹ cần cung cấp đầy đủ các loại dinh dưỡng trong cùng một thời điểm. Phải thực hiện phương pháp “tô màu bữa ăn” nghĩa là trong một bữa ăn phải có đầy đủ màu xanh của rau, màu đỏ của các loại củ, quả, thịt, cá.

Về thời gian ăn, bé vẫn còn duy trì bú mẹ nên việc chọn thời gian ăn không cần quá cứng nhắc, chỉ cần đảm bảo một ngày cho bé ăn đủ bữa và các bữa cách xa nhau.

Về dung tích bữa ăn, cũng phù thuộc nhiều vào cơ địa của bé. Với những bé biếng ăn, nếu mỗi bữa bé ăn quá ít thì sau bữa ăn dặm nên cho trẻ bú thêm sữa mẹ sau một thời gian ngắn để thành một bữa no, giúp hệ men tiêu hóa quen với việc hoạt động một lần.

Với những điều chuyên gia hướng dẫn trên, Mẹ&Con hy vọng mẹ sẽ xây dựng một thực đơn cho bé bắt đầu ăn dặm một cách thật khoa học và đầy đủ dinh dưỡng. Chúc bé nhà bạn mau ăn chóng lớn.

Recent comments

*
*
*

Recent Posts

Archives