Single Blog

“Bỏ túi” cách chữa nhiệt miệng vào hè hiệu quả

Nhiệt miệng là gì?

Trước khi tìm hiểu cách chữa nhiệt miệng vào mùa hè, bạn nên trang bị cho mình một số kiến thức cơ bản về loại bệnh phổ biến này. Nhiệt miệng là một vết loét nhỏ, nông, xuất hiện và phát triển ở những phần mô mềm bên trong má hoặc môi, bên dưới lưỡi hoặc trên nướu của bạn.

Nhiệt miệng khiến bạn khó chịu, ảnh hưởng đến ăn uống hàng ngày. (Ảnh minh họa)

Một vết nhiệt miệng thường hình tròn hoặc oval, có mủ trắng hoặc vàng ở giữa và xung quanh là màu đỏ. Khi vết loét hình thành trong miệng sẽ gây ra cảm giác ngứa rát, sưng đau rất khó chịu, gây đau nhức khiến người bệnh khó khăn trong ăn uống hoặc nói chuyện.

Biểu hiện của một số loại nhiệt miệng:

  • Viêm đau nhiệt miệng nhỏ
  • Vùng phát bệnh: miệng và xảy ra thường xuyên.
  • Gâu đau nhức khi ăn nói.
  • Có hình oval nhỏ và viền đỏ xung quanh.
  • Kéo dài trong 1 – 2 tuần và không để lại sẹo.

Viêm đau nhiệt miệng lớn

  • Ít phổ biến hơn viêm đau nhiệt miệng nhỏ.
  • Có hình tròn và có viền nhất định.
  • Kích thước vết loét: sâu, rộng.
  • Gây cảm giác đau nhức nhiều nhất là khi ăn hoặc nói chuyện.
  • Bệnh kéo dài khoảng 6 tuần và nguy cơ để lại sẹo rất cao.

Viêm đau nhiệt miệng thể herpetiform

  • Thường xảy ra ở người lớn tuổi và rất hiếm xảy ra.
  • Các vết loét thường có kích thước nhỏ nhưng mọc thành cụm từ 10 – 100 vết.
  • Khả năng lành bệnh sau 1 – 2 tuần và không gây sẹo.

Nguyên nhân gây nhiệt miệng

Nhiệt miệng phổ biến nhất vào mùa hè do ảnh hưởng một phần từ thời tiết nắng nóng. Ngoài ra, chúng còn do một số nguyên nhân cơ bản như sau:

– Ăn quá nhiều thực phẩm như đồ ăn chua, đồ ăn cay hoặc chứa gluten.

– Tổn thương trong quá trình vệ sinh răng miệng hàng ngày, bàn chải hoặc nước súc miệng chứa sodium lauryl sunfate, chải răng quá mạnh,…

– Cắn vào má trong quá trình nhai.

– Căng thẳng.

– Thay đổi nội tiết tố.

– Sự tấn công của vi khuẩn gây viêm loét dạ dày tá tràng Helicobacter pylori.

– Thiếu vitamin B, kẽm, axit folic hoặc sắt.

– Người bị một số bệnh như HIV hoặc AIDS, bệnh Celiac, viêm loét đại tràng, bệnh Crohn hoặc một số vấn đề về viêm ruột.

Cách chữa nhiệt miệng vào mùa hè

Để khắc phục tình trạng nhiệt miệng khó chịu này, bạn có thể áp dụng những cách chữa nhiệt miệng vào mùa hè đơn giản dễ thực hiện như sau:

  • Tự pha nước súc miệng

Chuẩn bị:

1 thìa muối

2 thìa nước ép nha đam

½ ly nước ấm.

Cách làm:

Bước 1: Hòa tan các nguyên liệu trên lại với nhau.

Bước 2: Ngậm hỗn hợp trên trong khoảng 10 giây. Lưu ý, không được nuốt.

Bước 3: Súc miệng lần nữa bằng nước ấm.

Thực hiện cách này 1 lần mỗi ngày trong khoảng 1 tuần sẽ giúp làm giảm các triệu chứng sưng đau do nhiệt miệt gây ra.

  • Chườm lạnh

Đá lạnh có thể giúp bạn giảm đau và sưng do nhiệt miệng. (Ảnh minh họa)

Bạn cũng có thể ngậm một viên đá nhỏ để làm dịu cảm giác đau đớn, sưng viêm do nhiệt miệng gây ra. Cái lạnh của đá làm chậm lượng máu di chuyển đến vết loét, ức chế tạm thời vi khuẩn gây hại nên từ đó cũng làm giảm hẳn các triệu chứng khó chịu của bệnh.

  • Có chế độ ăn uống khoa học, tăng cường các loại vitamin B

Bổ sung vitamin B12 cũng là cách chữa nhiệt miệng vào mùa hè hiệu quả. Theo nghiên cứu, lượng vitamin B12 cần sử dụng là mỗi ngày là 1mg. Dùng ngày 2 lần và kéo dài khoảng 6 tháng. Ngoài ra, chất sắt cũng được xem như loại thuốc có thể chữa nhiệt miệng hiệu quả.

Để bổ sung những hoạt chất thiết yếu này, bạn nên có chế độ ăn uống khoa học. Nghĩa là, cần hạn chế đồ ăn cay nóng hoặc quá béo, nên tăng cường ăn rau xanh, hoa quả tươi và uống đủ lượng nước mỗi ngày.

Recent comments

*
*
*

Recent Posts

Archives