1 tháng tuổi
- Cân nặng khoảng 5 kg
- Chiều cao khoảng 52 cm
Bé có thể:
- Hơi nhấc đầu mình lên một chút khi nằm sấp.
- Chú ý tới khuôn mặt, giọng nói và những cái chạm nhẹ của cha mẹ.
- Biết nheo mắt khi ra ánh sáng.
- Hay đưa tay lên mặt.
- Nhận ra được giọng nói của cha mẹ.
2 tháng tuổi
- Cân nặng khoảng 6.5 kg
- Chiều cao khoảng 59 cm
Bé có thể:
- Đưa mắt nhìn theo những vật đang chuyển động.
- Ngoài việc biết khóc, bé còn biết gầm gừ nho nhỏ.
- Nhận diện được khuôn mặt của cha mẹ.
- Tạo ra những âm thanh vui nhộn và phấn khích.
- Đá chân và huơ tay liên tục.
3 tháng tuổi
- Cân nặng khoảng 6.8 kg
- Chiều cao khoảng 61 cm
Bé có thể:
- Hay cười kèm theo các phản ứng của cơ thể – cánh tay nâng lên, bàn tay rộng mở và chân di chuyển.
- Bập bẹ ê a, bắt chước những âm thanh, nét mặt và một số cử động nhất định của bố mẹ.
- Biết nắm tay hoặc xòe các ngón tay.
- Biết cầm, nắm và lắc đồ chơi.
- Ngóc đầu lên khoảng 45 độ.
- Nhận diện đồ vật và khuôn mặt quen thuộc từ xa.
4 tháng tuổi
- Cân nặng khoảng 7.3 kg
- Chiều cao khoảng 64 cm
- Bé có thể:
Cho mọi đồ vật vào miệng, vì vậy cha mẹ nên cất hết những đồ vật nhỏ để tránh trường hợp trẻ cho vào miệng vào bị hóc hay nghẹt thở. - Cười nhiều hơn và nụ cười có chủ đích với mọi người.
- Lẫy về vị trí nằm ngửa nếu được đặt nằm úp.
- Bé biết duỗi và đẩy chân ra khi chân chạm bề mặt cứng.
5 tháng tuổi
Cân nặng khoảng 8.8 kg
Chiều cao khoảng 66 cm
Bé có thể:
- Biết lật thuần thục và đang cố gắng học ngồi dậy.
- Biết chuyền đồ chơi từ tay này qua tay kia.
- Thổi/ phì bọt.
- Khóc khi bố mẹ ra khỏi tầm nhìn.
6 tháng tuổi
- Cân nặng khoảng 8.6 kg
- Chiều cao khoảng 67 cm
Bé có thể:
- Biết phản ứng lại khi ai đó gọi tên mình.
- Uống sữa/ nước bằng bình nếu được cha mẹ giúp đỡ.
- Bắt đầu biết gọi “bà bà”, “mama”.
- Tự ngồi mà không cần đỡ.
- Bắt đầu mọc răng và tập trườn, bò.
7 tháng tuổi
- Cân nặng khoảng 9.1 kg
- Chiều cao khoảng 69 cm
Bé có thể:
- Đọc được cảm xúc của người khác thông qua giọng nói.
- Bắt đầu chộp lấy những vật lớn hơn.
- Nói bập bẹ nhiều và rõ hơn.
- Cố gắng trườn bằng cách kéo lê và lắc lư người của mình.
- Đứng được bằng cách bám vào các điểm tựa xung quanh.
- Bắt đầu bò, ẩn nấp.
8 tháng tuổi
- Cân nặng khoảng 9.3 kg
- Chiều cao khoảng 72 cm
Bé có thể:
- Hoạt động ăn ngủ của trẻ lại bắt đầu đi vào nề nếp: Ngủ 11-13 tiếng mỗi đêm và 2 giấc ngủ ngắn ban ngày.
- Cầm thìa khi được cho ăn.
- Bắt đầu thể hiện sự tức giận và nhiều trạng thái cảm xúc khác nhau hơn.
- Nhảy múa khi nghe nhạc.
- Bám và đứng dậy.
- Kéo và đu người lên.
9 tháng tuổi
- Cân nặng khoảng 9.5 kg
- Chiều cao khoảng 72 cm
Bé có thể:
- Thả các đồ vật rớt xuống đất, sau đó đi tìm chúng.
- Tự đứng lên và giữ thăng bằng mà không cần sự giúp đỡ của cha mẹ.
- Thích chơi với “người bạn” trong gương.
- Vỗ tay hoặc vẫy tay chào tạm biệt.
10 tháng tuổi
- Cân nặng khoảng 9.7 kg
- Chiều cao khoảng 73 cm
Bé có thể:
- Khám phá mọi ngóc ngách trong nhà.
- Thích gõ các đồ vật vào nhau.
- Cúi người để nhặt đồ dưới sàn nhà.
- Hiểu và làm theo các mệnh lệnh đơn giản.
- Đòi bế bằng cách đưa tay ra đón.
- Có thể tự cầm cốc uống mà không cần mẹ giúp.
11 tháng tuổi
- Cân nặng khoảng 9.6 kg
- Chiều cao khoảng 74 cm
Bé có thể:
- Bò rất nhanh.
- Chỉ vào đúng món đồ khi mẹ hỏi vị trí ở đâu.
- Đi lại tốt khi được cầm tay và dắt đi.
- Thử đứng bằng một chân hoặc kiễng chân.
- Dùng tay cầm nắm thức ăn và tự ăn.
- Cho thấy cơn cáu giận của bản thân.
12 tháng tuổi
- Cân nặng khoảng 10 kg
- Chiều cao khoảng 76 cm
Bé có thể:
- Bước đi nếu được cha mẹ cầm tay dắt đi.
- Đẩy những thứ không thích ra xa hay khám phá theo nhiều cách khác nhau như ném, đập, lắc…
- Sẵn sàng cho người khác đồ chơi nhưng sau đó lại đòi lại ngay.
- Bắt đầu sử dụng đúng các đồ vật như dùng lược chải tóc, uống đồ uống từ cốc, nói chuyện điện thoại…
Chăm sóc trẻ sơ sinh quả thật vô cùng mệt mỏi, nhưng bù lại có rất nhiều điều cho mẹ mong đợi phải không nào? Tuy nhiên, mẹ cần phải lưu ý rằng, sự phát triển của trẻ còn phụ thuộc vào cách chăm sóc, môi trường sống và thể trạng của trẻ. Do đó, một số trẻ có thể phát triển nhanh hơn hoặc chậm hơn so với các mốc phát triển chung trên đây. Vì vậy, mẹ đừng quá lo lắng, so sánh con mình với “con nhà người ta”.Tốt nhất, để biết chính xác về tình trạng phát triển của bé, mẹ nên đưa bé đến gặp các bác sĩ chuyên khoa. Mẹ có thể tham khảo bài viết Chiều cao cân nặng chuẩn của bé gái
Recent comments