Single Blog

Một sản phụ Mỹ nghe và hát nhạc rap trong khi… chờ sinh

Mẹ&Con – Chống văcxin không phải là phong trào ‘ngớ ngẩn’ duy nhất mà con người đi ngược với những thành tựu khoa học.

Dịch sởi bùng phát mạnh vào đầu năm nay tại TP.HCM khiến chúng ta liên tưởng đến dịch sởi năm 2014 khiến hàng nghìn trẻ em mắc bệnh và 150 em bé tử vong.

Trước năm 2014, tai biến xảy ra với 3 em bé ở Quảng Trị sau khi tiêm văcxin sởi khiến nhiều gia đình hoang mang. Dù nguyên nhân sau đó được xác định là do tiêm nhầm thuốc, song nhiều người vẫn quy kết do văcxin và quyết định không cho con chủng ngừa. Kết quả là, tỷ lệ trẻ được chủng ngừa văcxin sởi vào thời điểm đó rất thấp, thậm chí tại Hà Nội, 90% trẻ mắc sởi chưa được chích ngừa.

Trẻ em là đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất bởi dịch sởi.

Khi dịch bùng phát, các bậc phu huynh mới đổ xô đưa con đi chích ngừa khiến các điểm tiêm chủng quá tải. Bộ Y tế phải tổ chức nhiều đợt tiêm ngừa cho trẻ đến 14 tuổi. Đến năm 2016, các ca bệnh sởi được ghi nhận thấp nhất trong vòng 10 năm qua với chỉ hơn 46 bệnh nhân trên cả nước.

Vai trò của văcxin là không thể phủ nhận. Trong kí ức của ông bà, bố mẹ chúng ta có thể còn nhớ bệnh ho gà là những đứa trẻ cứ ho rũ rượi vài ngày rồi mất. Các bạn dưới 20 tuổi thường sẽ chẳng biết gì về bại liệt – căn bệnh khiếp sợ mà trước khi họ sinh ra vẫn còn là thảm hoạ! Và các bạn đã xem các phim, đọc các tư liệu lịch sử sẽ hiểu các bệnh dịch ngày trước khủng khiếp như thế nào.

Từ năm 2000 đến nay, Việt Nam đã được WHO công nhận là nước loại trừ được bệnh bại liệt hoàn toàn, nhờ hơn một thập kỉ nỗ lựa đưa văcxin bại liệt vào chương trình tiêm chủng mở rộng

Vậy mà sau 1 thời gian bình yên, xã hội dường như quên mất vai trò của văcxin. Phong trào chống văcxin từ thế giới đã du nhập và phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam từ năm 2017. Nguyên nhân tới từ một số trường hợp trẻ bị sốc thuốc, tử vong sau khi tiêm. Và những câu chuyện thêu dệt cũng được dấy lên từ đó, nào là ‘văcxin gây tự kỉ’, ‘văcxin không hiệu quả’, ‘văcxin chứa chất gây độc/gây bệnh’.

Những câu chuyện này ‘núp bóng’ dưới danh nghĩa bằng chứng khoa học. Văcxin có chứa nhôm, thủy ngân và chất chống đông máu? – Đúng. Có trẻ bị sốc văcxin và có trẻ tiêm văcxin xong vẫn nhiễm bệnh? – Đúng.

Nhưng một nửa sự thật vẫn là lời nói dối.

Những kết luận nguỵ khoa học này không chỉ rõ ra nhôm, thủy ngân và chất chống đông máu có rất nhiều trong đời sống sinh hoạt của chúng ta, cũng như trong vacxin, liều lượng không đủ để gây nguy hiểm thậm chí cho động vật. Và văcxin từ năm 2001 cũng đã bỏ thuỷ ngân ra khỏi thành phần.

Họ cũng không nói rằng trong tổng số trẻ được tiêm văcxin, chỉ có tỷ lệ hiếm hoi trẻ bị sốc thuốc, và cũng chỉ có tỷ lệ hiếm hoi trẻ vẫn bị nhiễm bệnh. Và cho đến nay, tất cả các nghiên cứu đều khẳng định văcxin và bệnh tự kỉ hoàn toàn không liên quan gì đến nhau.

Chống văcxin không phải là phong trào ‘ngớ ngẩn’ duy nhất mà con người đi ngược với những thành tựu khoa học. Hồi đầu năm ngoái, phong trào ‘sinh con thuận theo tự nhiên’, tức sinh con tại nhà mà không đưa đi bệnh xá cũng từng gây sốt tại Việt Nam. Trên thế giới có Robert Young với phong trào “không ăn thịt cá, đường bột, tế bào ung thư sẽ tự chết”. Ông cổ xuý cho việc bỏ chữa trị ung thư bằng hoá trị và các giải pháp y học hiện đại.

Những phong trào này núp bóng dưới cái tên rất kêu ‘thuận theo tự nhiên’. Thuận theo tự nhiên đến đâu thì chưa thấy, nhưng hậu quả thì nhãn tiền. Mới đây, Robert Young đã phải bồi thường hơn 100 triệu đô và ngồi tù vài tháng vì làm một người phụ nữ ung thư bỏ hoá trị khiến bệnh trở nên cực kỳ tồi tệ.

Phong trào “anti-vaccine” khiến dịch sởi quay lại tấn công Châu Âu và nước Mỹ

Trong 6 tháng đầu năm 2018, một đợt bùng phát bệnh sởi lan tràn khắp Châu Âu với 41.000 trường hợp mắc bệnh, gần gấp đôi so với con số của toàn bộ năm 2017.

Mỹ từng thành công trong việc loại trừ được dịch sởi vào năm 2000. Từ năm 2000 đến 2007, chỉ có 63 trường hợp nhiễm sởi tại quốc gia này. Tuy nhiên, năm 2018, tại Mỹ đã có 349 trường hợp mắc sởi ở 26 tiểu bang. Riêng tại TP New York, tính đến ngày 8/1/2019, đã có 167 ca mắc sởi mà chủ yếu là trẻ em.

Ở Việt Nam, dịch sởi đầu năm nay ghi nhận tăng gấp 50 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Những mẩu chuyện bẻ cong sự thật này nguy hiểm hơn bạn nghĩ rất nhiều: nếu chỉ 5% cộng đồng từ chối chủng ngừa, miễn dịch cộng đồng sẽ bị phá vỡ, làm tăng gấp ba lần tỷ lệ mắc sởi hàng năm.

Điều này không chỉ ảnh hưởng đến từng bệnh nhân, mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ cộng đồng – gây áp lực lên bệnh viện và tăng chi phí y tế công cộng.

Úc, trước phong trào nguy hiểm này, đã ban bố 1 đạo luật rất nặng tay: “Không tiêm không trợ cấp” – Nếu cha mẹ không đưa con đi tiêm chủng, trừ trường hợp đặc biệt, chính phủ sẽ cắt khoản tiền hỗ trợ chăm sóc con và không xét giảm thuế vào dịp cuối năm cho họ. Em bé chỉ được đến trường và nhận trợ cấp chăm sóc sức khỏe khi tiêm phòng đầy đủ.

Đạo luật được cho là ‘lấy mất quyền lựa chọn của công dân’, nhưng ít nhất ngay bây giờ Úc không phải chịu dịch sởi hoành hành như ở Mỹ – nơi có đến 20 bang cho phép các gia đình tự quyết việc tiêm chủng cho con cái họ.

Cha mẹ đem bệnh về nhà, nếu họ chống văcxin và điều đó nguy hiểm cho cả xã hội

Tôi cho rằng, tiêm chủng không chỉ là một lựa chọn cá nhân, mà còn là trách nhiệm với cộng đồng mình sinh sống. Đừng đùa với lửa! Đừng gạt phắt quá khứ mà quay lưng lại với những gì văcxin đã làm được để chúng ta có thể an bình hôm nay.

Dịch sởi hi vọng sẽ sớm được kiểm soát nhưng đây sẽ là bài học cho người dân trong thời đại nhiễu thông tin như hiện nay. Và chính phủ nên chăng cũng cần thực hiện vai trò rất quan trọng của mình trong việc ‘khuôn ép’ người dân thoát ra khỏi những trào lưu sai lầm như vậy.

Theo Khampha.vn

Recent comments

*
*
*

Recent Posts

Archives