Mẹ&Con – Ngứa vùng kín có thể coi là triệu chứng phổ biến nhất về các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục khi phụ nữ mang thai. Do sự tăng cao của hóc-môn sinh dục làm ảnh hưởng đến độ pH trong âm đạo, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn và nấm ký sinh gây bệnh.
Ngứa vùng kín là tình trạng khó chịu nơi vùng kín, đôi khi còn xuất hiện hiện tượng đau đớn, thường xảy ra do các chất kích thích, nhiễm trùng hoặc mãn kinh. Nó cũng có thể xảy ra nếu người bệnh mắc phải những vấn đề về da hoặc các bệnh lây qua đường tình dục. Có 2 nguyên nhân chính gây ra bệnh:
Do chị em vệ sinh không sạch sẽ, dung dịch vệ sinh, sữa tắm, bột giặt quần áo không phù hợp hoặc do mặc quần lót quá chật, quần lót ẩm ướt là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngứa vùng kín.
Tuy nhiên, ngứa vùng kín sinh lý có thể tự khỏi bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt hằng ngày để ổn định độ pH trong âm đạo.
Ngứa vùng kín cũng có thể bắt nguồn từ các bệnh lý phụ khoa như bệnh viêm âm đạo, âm hộ, viêm cổ tử cung hay các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Thường kèm theo các triệu chứng như khí hư ra nhiều, màu sắc bất thường như: trắng đục, vàng xanh, nổi mụn lạ ở vùng kín, có mùi hôi tanh khó chịu.
Thông thường, chị em bị ngứa vùng kín khi mang thai chủ yếu là do cơ thể có những biến đổi lớn về nội tiết tố, hóc-môn estrogen tiết ra mạnh, hình thành nhiều chất glycogen khiến vùng kín trở nên ẩm ướt, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại nấm và vi khuẩn phát triển, cùng với đó là sự tác động của những yếu tố khách quan như: thời tiết nóng bức, mặc quần lót chật, mắc các bệnh ngoài da… sẽ rất dễ dẫn đến vấn đề ngứa ngáy vùng kín.
Mẹ bầu cần phải đặc biệt lưu ý đến vấn đề ngứa vùng kín khi mang thai vì nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến một số tình huống nguy hiểm như:
– Vùng kín bị tổn thương
– Nguy cơ cao mắc các bệnh phụ khoa nguy hiểm khác: viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm vùng chậu…
– Nguy cơ dẫn đến sinh non hoặc đe dọa sảy thai
– Các ảnh hưởng đến thai nhi như bé sinh thiếu tháng, trẻ có thể mắc các bệnh về đường hô hấp do vi khuẩn tấn công trong trường hợp thai phụ sinh thường.
– Không được gãi: da ở vùng kín rất nhạy cảm và nhanh chóng tổn thương khi bạn gãi lên nó. Các vết gãi bị tổn thương gây cảm giác đau rát, nhất là ở môi trường vùng kín thường xuyên ẩm ướt. Những tổn thương này rất dễ bị vi khuẩn tấn công, khiến vùng kín bị viêm nhiễm, ngứa ngáy.
– Chọn những bộ đồ rộng rãi, thoải mái, đặc biệt là đồ lót: Mẹ bầu nên mặc những bộ đồ rộng rãi thỏa mái, không nên mặc những bộ đồ bó sát vào người, bởi vùng kín sẽ bị bộ đồ bó sát đó cọ vào gây nên hiện tượng ngứa âm đạo.
– Không nên sử dụng dung dịch vệ sinh: Một số chị em nghĩ rằng khi ngứa vùng kín chỉ cần rửa bằng dung dịch vệ sinh là khỏi, tuy nhiên đây là một nhận định rất sai lầm. Ngược lại, dung dịch có tính sát khuẩn cao, tiêu diệt các vi khuẩn có lợi trong âm đạo.
– Sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh: Nên sử dụng loại muối thảo dược có nguồn gốc tự nhiên, đảm bảo an toàn pha với nước ấm để vệ sinh vùng kín. Muối khoáng và các loại thảo dược có tác dụng kháng khuẩn rất tốt, sẽ giúp các mẹ nhanh chóng hết ngứa ngáy, khó chịu.
– Không sinh hoạt tình dục: Theo các chuyên gia y tế, mẹ bầu vẫn có thể sinh hoạt tình dục nếu thể trạng khỏe và tinh thần tốt. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu bị ngứa vùng kín thì thật sự nên kiêng quan hệ tình dục.
– Chú ý chế độ ăn uống hợp lý, đảm bảo khoa học: Chế độ ăn nên có thêm dầu ô liu, các loại thực phẩm giàu vitamin A (dầu gan cá, gan, rau quả, trứng…), vitamin D (cá biển, các sản phẩm từ sữa…), axit Linoleic (dầu hạt lanh, dầu cây anh thảo, cá mòi…), giảm đồ ăn ngọt và nhiều chất béo. Đồng thời uống đủ nước mỗi ngày (2 lít) để hạn chế tốt hơn hiện tượng ngứa vùng kín.
– Thăm khám bác sĩ: Nếu mẹ bị ngứa vùng kín khi mang thai kèm theo các triệu chứng như khí hư ra nhiều, màu sắc bất thường như: trắng đục, vàng xanh, nổi mụn lạ ở vùng kín, có mùi hôi tanh khó chịu thì phải đi thăm khám bác sĩ, trách tự ý mua thuốc về điều trị tại nhà.
Recent comments