Tất cả nạn nhân đều là những người nông dân hiền lạnh, thật thà, chất phác. Chỉ vì muốn có thêm đồng ra đồng vào, lo cho gia đình mà họ đã nhẹ dạ cả tin để rồi trong phút chốc đánh mất số tiền cả đời lao động, tích góp.
Sự việc đã trôi qua gần 1 tháng, nhưng những người dân ở làng Châu Mai, Liên Châu, Thanh Hoai, Hà Nội vẫn chưa nguôi ngoai. Khắp làng đều sống trong bầu không khí u sầu, buồn tẻ khi chủ hụi đã bỏ trốn khỏi làng cùng với số tiền lên tới hàng chục tỉ đồng.
“Ở cái làng này nóc nhà nào cũng có người liên quan đến việc vỡ hụi. Bố mẹ không mất thì con mất, con không mất thì anh em mất…” – Bà con trong làng đau buồn xen lẫn bức xúc chia sẻ.
Người được coi là “thảm thương” nhất trong vụ vỡ hụi lần này, chắc có lẽ là bà Sam. Số tiền mà chủ hụi Quách Thị Phượng (SN 1982, người cùng làng) giựt của bà Sam hơn 600 triệu. Kể từ khi mất tiền, cứ về nhà là chị bị chồng đánh, chồng đuổi.
Bà Sam bị mất hơn 600 triệu khi chơi hụi tại nhà của một người cùng làng.
Mới ngoài 50 tuổi nhưng do suy nghĩ nhiều nên trong vòng 1 tháng, tóc bà Sam đã bạc kín đầu. Tiền không có để xài, nhà không có để về… bà Sam giờ chẳng khác gì người vô gia cư. “Hôm trước, bà ấy ra đây ngồi chơi từ sáng đến tận tối, bảo ăn cơm nhà tôi nhưng lắc đầu. Tôi cũng động viên bà ấy không nên suy nghĩ nhiều vì tiền mất đã mất rồi, giờ họ gán ruộng thì cứ nhận để làm”. – Người hàng xóm gần bà Sam thương tình.
“Khi biết tin, nhà tôi cứ đuổi đánh tôi suốt đốt hết cả quần áo, tôi phải đi lang thang cả ngày, cả đêm không có chỗ về. Thật sự, giờ tôi mệt mỏi lắm rồi, tiền mất, nhà cửa không về được. Tôi đau khổ lắm”– bà Sam chia sẻ.
Tới nhà chủ hụi khóc lóc, năn nỉ nhiều lần bà mới được chủ hụi đồng ý gán 2 sào ruộng. Số tiền còn lại, chị ta nói khi ráo bán nhà xong sẽ trả nhưng “Nói vậy, chứ không biết bao giờ chị ta mới trả, đó là số tiền tôi tích cóp cả đời, rồi cả tiền các con tôi nữa. Vậy là mất hết rồi.”– bà Sam vừa nói, vừa khóc.
Những tờ giấy ghi số tiền đóng hụi hàng tháng của người dân.
Một trường hợp khác cũng ngày ngày sống trong nước mắt kể từ sau khi bị vỡ hụi là cụ Hoàng Thị Mượn, 86 tuổi. Ở cái tuổi gần đất xa trời, cụ Mượn vẫn nhẹ dạ cả tin đưa 210 triệu đồng cho người lạ để rồi mất trắng.
Toàn bố số tiền này là tiền tích góp cả đời của cụ, cóp nhặt lúc bán từng rổ rau. “Tôi có vài đồng gửi vào đó mong lấy ít lãi ăn hàng ngày và để dưỡng già, giờ thì dưỡng gì nữa?” – Cụ Mượn chảy nước mắt.
“Hôm nào tôi cùng ra đó khóc lóc, van xin họ trả lại tiền mà họ có trả đâu. Sáng nay, tôi bảo tôi hết sạch tiền không còn gì để ăn thì họ đưa cho tôi 239 nghìn đồng. Họ bảo cả nhà chỉ còn bất nhiêu thôi. Tôi cầm mà đau sót quá” – Cụ bà 86 tuổi chia sẻ.
Không có tiền mua đồ ăn, cụ Mượn phái hái rau sống qua ngày.
Một trường hợp khác cũng bi đát không kém, đó là gia đình bà Phơn. Con trai bà bị câm điếc từ nhỏ, còn con dâu thì đi nhặt đồng nát kiếm sống qua ngày. Vì ngôi nhà quá cũ, họ đánh liều gửi vài đồng bạc chỗ chủ hụi với mong muốn dư chút đỉnh sửa lại ngôi nhà… Nào ngờ ngôi nhà mới xây dang dở phần móng đành phải dừng lại vì sự cố này.
90 triệu tiền gốc, hơn 10 triệu tiền lãi. Có những tháng con dâu bà phải chật vật vay nợ từng nhà đóng cho đúng hạn, vậy mà…
Ở làng Châu Mai còn có nhiều người vỡ hụi cả tỉ đồng, nhưng lại không ai muốn chủ hụi đi tù vì nếu họ đi tù, đồng nghĩa với việc sẽ mất hết số tài sản đó. “Tôi chỉ mong cơ quan chức năng vào điều tra xem số tiền hàng chục tỷ đó họ đã tẩu tán ở đâu, và mang về trả cho chúng tôi” – Thay lời cho bà con hàng xóm, những người bị giựt hụi cụ Mượn trầm ngâm.
Vậy là chỉ một phút nhẹ dạ cả tin, những người dân ở làng quê nghèo này đã phải trả một cái giá quá đắt.
Recent comments