Single Blog

Những thực phẩm có độc tố tự nhiên, mẹ cẩn thận khi chế biến

Mẹ&Con – Bên cạnh các loại thực phẩm kém chất lượng khiến người dùng bị ngộ độc thì còn có những loại thực phẩm bản thân nó đã chứa sẵn độc tố. Do đó, các bà nội trợ cần cẩn trọng khi sử dụng và chế biến những thực phẩm có độc tố tự nhiên này.

 

Nấm

Chắc hẳn bạn đã từng nghe những câu chuyện ngộ độc nấm từ nhẹ đến nguy kịch, thậm chí tử vong. Thực tế, nấm chính là một trong những thực phẩm có độc tố tự nhiên hàng đầu.

Nếu chẳng may ăn phải nấm độc, người sử dụng sẽ có những biểu hiện buồn nôn, nôn, đau quặn bụng, tiêu chảy… và không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Chính vì vậy, khi mua hay thu hái nấm mọc hoang dại, bạn đều phải cẩn thận kiểm tra, không tự ý dùng khi chưa kiểm tra kỹ lưỡng.

Măng

Măng có chứa chất gây độc xyanua. Ngộ độc xyanua nhẹ thì sau vài giờ sẽ có triệu chứng: chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, nôn. Nặng thì khó thở, lú lẫn, tụt huyết áp, hôn mê, co giật, cứng hàm, thậm chí là tử vong sau vài phút nếu không được cấp cứu kịp thời.

Tốt nhất, măng trước khi dùng cần ngâm nước nhiều giờ và luộc nước sôi 1, 2 lần để giảm bớt độc tố. Ngoài ra, bạn cũng cần hạn chế ăn các loại măng chua, vì trong măng chua chứa một ít chất xyanua còn sót lại. Khi lượng xyanua này kết hợp với một số enzym hoặc kết hợp với một số chất trong ruột có thể dẫn đến ngộ độc cấp tính.

Sắn

Sắn cũng nằm trong danh sách những thực phẩm có độc tố tự nhiên, vì cũng chứa chất độc xyanua. Để loại bỏ chất độc này trong sắn, bạn đừng quên lột bỏ hết phần vỏ sắn, ngâm nước nhiều lần, trong nhiều giờ trước khi nấu. Đồng thời, khi nấu, bạn nhớ mở nắp nồi để xyanua thoát hết ra ngoài. Như vậy, bạn mới có thể an tâm sử dụng sắn mà không lo bị ngộ độc.

Củ cải trắng

Trong phần vỏ của củ cải trắng có chứa độc tố furocoumarins. Chất độc này có thể gây đau dạ dày hoặc phản ứng rát bỏng trên da khi tiếp xúc. Vì vậy, khi chế biến, bạn nhớ gọt thật sạch vỏ và loại bỏ cả những phần hư dập. Ngoài ra, bạn cũng cần nấu chín củ cải để loại bỏ hoàn toàn chất độc còn xót lại trong củ.

Khoai tây mọc mầm

Củ khoai tây mọc mầm hoặc đã đào khỏi mặt đất quá lâu, tiếp xúc với ánh sáng mặt trời thì vỏ có màu xanh thường chứa một lượng lớn chất solanine. Chất này khi được hấp thụ vào cơ thể sẽ khiến ta bị ngộ độc với các triệu chứng: cứng lưỡi, thanh quản tê liệt, buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy, nóng rát dạ dày… Ngay cả khi bạn đã cắt bỏ mầm mọc trên củ khoai thì chất độc vẫn còn lưu lại trong củ và có thể gây ngộ độc ở mức nhẹ hơn, gần tương tự trúng gió.

Mộc nhĩ (nấm mèo, nấm tai mèo)

Nấm mèo tươi chứa chất porphyrin rất nhạy cảm với ánh sáng. Nếu bạn ăn nấm mèo tươi và tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, làn da của bạn sẽ bị viêm, ngứa, phù thủng, đau nhức. Có người bị phù nề thanh quản dẫn đến tình trạng khó thở. Chính vì thế, bạn chỉ nên ăn nấm mèo khô, ngâm trong nước rồi qua chế biến thì mới đảm bảo an toàn.

Trà mốc

Đừng vì tiếc của mà sử dụng trà mốc, bởi trong trà mốc đã bị nhiễm penicillin và aspergillus, ngộ độc nhẹ cũng cảm thấy chóng mặt, tiêu chảy.

Cà chua xanh

Cà chua xanh cũng là một trong những thực phẩm có độc tố tự nhiên tên là solanine. Vì vậy, khi ăn cà chua xanh, nhất là cà chua xanh sống, khoang miệng sẽ có cảm giác đắng chát, sau đó xuất hiện một số biểu hiện ngộ độc như chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa…

Recent comments

*
*
*

Recent Posts

Archives