Single Blog

Tủ thuốc cho trẻ ngay tại gia đình cần có những gì?

Mẹ&Con – Ở Phương Tây, gia đình nào cũng có cho mình một tủ thuốc dành riêng cho trẻ con. Đây là một thói quen tốt vì có một tủ thuốc cho trẻ ngay tại nhà sẽ rất thuận tiện trong những trường hợp xử lý bước đầu những rắc rối về sức khỏe tại nhà và giúp các thành viên nhỏ tuổi an toàn hơn. 

Nhiệt kế

Nhiệt kế là vật dụng đầu tiên không thể thiếu trong tủ thuốc cho trẻ ngay tại gia đình. Trẻ nhỏ hay bị cảm sốt, nóng trong người, do đó một chiếc nhiệt kế thủy ngân hoặc nhiệt kế điện tử để đo thân nhiệt cho trẻ là rất cần thiết.

Thuốc hạ sốt

Bạn nên trang bị 2 loại, đó là: thuốc uống dạng gói hoặc viên và viên đặt hậu môn.

Viên đặt hậu môn giúp trẻ hạ sốt khi trẻ không uống được thuốc hoặc bị ói ngay sau khi uống. Nhược điểm của viên đặt hậu môn là không dùng được khi trẻ bị tiêu chảy.

Thuốc hạ sốt bạn cần mua là paracetamol. Gói có nhiều dạng efferagal, hapacol, cobifen… viên đặt efferagal, với các hàm lượng 80 mg, 120 mg, 150 mg, 250 mg, 300mg, 325 mg, 500mg.

Cách dùng: Mỗi khi trẻ sốt trên 38.5 độ C, hãy cho bé uống 1 gói/viên với liều 15 mg/kg/ lần, cứ 4 tiếng 1 lần nếu bé còn sốt.

Tủ thuốc cho trẻ (Ảnh minh họa)

Chai xịt panthenol

Loại thuốc tiếp theo không thể thiếu trong tủ thuốc cho trẻ là chai xịt panthenol. Đây là loại thuốc dùng để điều trị bỏng, bằng cách xịt ngay vào vết bỏng, phủ kín toàn bộ vết thương, nếu trẻ bị bỏng nhiệt: nước nóng, bỏng bô xe…

Thuốc chống dị ứng

Mỗi khi bé bị nổi mẩn ngứa, mề đay, Chlopheniramin 4 mg là loại thuốc không thể thiếu. Với trẻ dưới 2 tuối, lấy cân nặng của bé nhân với 0.35, kết quả là số mg thuốc bạn cho bé uống mỗi ngày, chia ra 2-3 lần.

Ví dụ: bé nặng 9 kg, thì 1 ngày bạn cho bé uống 9×0.35= 3mg tức là gần 1 viên, bạn có thể cho mỗi lần 1/3 đến 1/2 viên ngày 2 lần.

Trẻ từ 2 – 6 tuổi: mỗi lần uống ½ viên, ngày 2 – 3 lần.

Lưu ý thuốc này có thể làm cho trẻ buồn ngủ, có thể dùng cho các bé bị sổ mũi.

Ngoài ra, bạn nên trang bị 1 tuýt Eumovate để thoa lên những mảng ngứa của trẻ, mảng ngứa sẽ nhanh chóng lặn mất và đỡ ngứa.

Tủ thuốc cho trẻ (Ảnh minh họa)

Các loại thuốc cần thiết khác trong tủ thuốc cho trẻ

  • Thuốc thoa loét miệng, lưỡi: kamistad gel, zytee, orraspate…
  • Nước muối sinh lý 0.9%, bông, gạc, thuốc sát trùng polividin 10% dùng khi trẻ bị vết thương, chảy máu
  • Siro ho: Trang bị 1 ít siro ho thảo dược dùng khi trẻ mới ho, ho ít
  • Men vi sinh: Enterogeminal, antibio… dùng khi bé có rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy
  • Thuốc chống ói: Nếu trẻ chỉ ói nhẹ, bạn có cho bé uống siro motilium liều 0.4 ml/ kg/ lần trước khi ăn 30 phút. Nếu ói nặng cần đưa đi bệnh viện.
  • Nếu trẻ bị tiêu chảy, Hidrasec sẽ giúp giảm bớt lượng nước trong phân, bạn có thể trang bị vài gói trong tủ thuốc này, dù là tiêu chảy do nguyên nhân gì, uống cái này cũng không gây hại, có gói 10 mg, 30 mg. Bạn cho bé uống ngày 3 lần, mỗi lần 1,5 mg/ kg. Trẻ 10 kg thì dùng nửa gói 30 mg 1 lần.

Lưu ý: 

  • Trong quá trình sử dụng những loại thuốc trên, nếu trẻ gặp phải vấn đề dị ứng hay tác dụng phụ cần liên hệ bác sĩ ngay.
  • Tủ thuốc gia đình cần được khóa kĩ, để xa tầm với của trẻ. Hãy để riêng từng loại thuốc, có ghi tên và cách dùng lên mặt tủ, để tiện khi bạn không phải là người trực tiếp sử dụng.

Recent comments

*
*
*

Recent Posts

Archives